pencilbinsearchuserminuscrosspluscheckarrow-leftarrow-rightarrow-downarrow-upinfofile-emptylocationlocation2languagepauseplayopacityhideshow

Giới thiệu về cổng thông tin

Bối cảnh

Open Timber Portal là sáng kiến do Viện Tài nguyên Thế giới (World Resources Institute) đưa ra để khuyến khích việc sản xuất và buôn bán gỗ hợp pháp.

Như vậy, nền tảng này hướng đến cải thiện khả năng tiếp cận thông tin toàn diện của từng quốc gia cụ thể về quản lý và khai thác rừng, đồng thời tăng hiệu quả của các quy định về khai thác gỗ bất hợp pháp, chẳng hạn như Đạo luật Lacey của Hoa Kỳ, Đạo luật của Hàn Quốc về Sử dụng Gỗ Bền vững, Đạo luật Gỗ Sạch của Nhật Bản, Đạo luật cấm khai thác gỗ bất hợp pháp của Úc và Quy định về gỗ của EU (EUTR). Để biết thêm thông tin về các luật này, vui lòng truy cập forestlegality.org.

OTP tổng hợp thông tin từ ba nguồn khác nhau: ranh giới nhượng quyền chính thức và danh sách các nhà khai thác rừng đã đăng ký từ chính phủ; tài liệu do các nhà khai thác rừng tự nguyện tải lên để chứng minh sự tuân thủ; và những quan sát của các cơ quan giám sát rừng bên thứ ba. Danh mục các tài liệu do các nhà khai thác công bố là cụ thể cho từng quốc gia. Nó được lập dựa trên mạng lưới tính hợp pháp được phát triển bởi các chủ thể trong nước như là một phần của tiến trình Hiệp định Đối tác Tự nguyện (VPA) giữa nước sản xuất và Liên minh Châu Âu. Một Hiệp định Đối tác Tự nguyện là một thoả thuận thương mại ràng buộc giữa EU và một nước xuất khẩu gỗ ngoài EU. Hiệp định Đối tác Tự nguyện nhằm đảm bảo rằng tất cả gỗ và sản phẩm gỗ đi vào thị trường EU từ một nước đối tác phải tuân thủ luật pháp của nước đó. Để biết thêm chi tiết, vui lòng truy cập: http://www.euflegt.efi.int/what-is-a-vpa.

Liên hệ chúng tôi

Vui lòng liên hệ với chúng tôi nếu quý vị có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến Open Timber Portal hoặc muốn tham gia: opentimberportal@wri.org

Đối tác

Open Timber Portal do Viện Tài nguyên Thế giới và các đối tác đồng thiết kế với sự tham vấn rất nhiều bên liên quan, bao gồm các hiệp hội ngành trong quốc gia, ở cấp khu vực và giữa các nhà nhập khẩu, cũng như các tổ chức phi chính phủ, nhà nghiên cứu, quan chức thi hành pháp luật của chính phủ và các nhà tài trợ. Các nhóm sau đây đã giúp phát triển khái niệm và thử nghiệm trang web: Giám sát Khai thác Tài nguyên (Resource Extraction Monitoring, REM), Nhóm Tư vấn Pháp lý Hiện trường (Field Legality Advisory Group, FLAG), Observatoire de la Gouvernance Forestière (OGF), Cercle d’Appui à la Gestion Durable des Forêts (CAGDF), Conseil pour la Défense Environnementale par la Légalité et la Traçabilité (CODELT). Các đối tác này cũng giúp triển khai trang web này ở Lưu vực Côn-gô, với sự hỗ trợ của CIDT, Brainforest, CIEDD, CED và FODER trong phạm vi của dự án Tiếng nói Công dân vì sự Thay đổi.

OTP được xây dựng bởi Vizzuality.

Nhà tài trợ

Open Timber Portal được thực hiện với sự hỗ trợ hào phóng của các nhà tài trợ sau đây:

Mục đích của UK Aid Direct (Chương trình Viện trợ Trực tiếp của Vương quốc Anh) là hỗ trợ các tổ chức xã hội dân sự thực hiện các giải pháp giảm nghèo bền vững và đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững toàn cầu (Global Goals). UK Aid Direct tập trung nguồn lực vào việc tiếp cận và hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương và dễ bị bỏ qua nhất, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái, để “không ai bị bỏ lại phía sau”. Các ưu tiên của UK Aid Direct phản ánh các mục tiêu chiến lược lớn hơn của DFID, đó là củng cố khả năng chống chịu và ứng phó với khủng hoảng – thúc đẩy thịnh vượng toàn cầu – hỗ trợ giải quyết tình trạng nghèo đói và giúp đỡ những nhóm người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.

Sáng kiến về Khí hậu và Rừng Quốc tế của Na Uy (NICFI) đặt mục tiêu hỗ trợ các nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính do hậu quả của suy thoái rừng và phá rừng tại các nước đang phát triển (REDD+). NICFI có các mục tiêu chính sau đây đã được Quốc hội Na Uy thông qua: 1. Đóng góp vào việc đưa REDD+ vào Công ước khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC). 2. Đóng góp vào việc thực hiện các hành động sớm nhằm giảm đáng kể lượng phát thải do hậu quả của phá rừng và suy thoái rừng. 3. Thúc đẩy bảo tồn rừng nguyên sinh do tầm quan trọng của các khu rừng này đối với lưu trữ các-bon và đa dạng sinh học

Chính sách phát triển của EU hướng đến việc thúc đẩy phát triển bền vững tại các nước đang phát triển, trong đó ưu tiên mục tiêu giảm nghèo. Đây chính là nền tảng cho việc xây dựng quan hệ giữa EU với thế giới bên ngoài. Bên cạnh các chính sách về đối ngoại, an ninh, thương mại cũng như các chính sách quốc tế khác về môi trường, nông nghiệp, ngư nghiệp, chính sách nói trên cũng đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu đối ngoại của EU.

Cục Phòng chống ma túy nội bộ và Thực thi pháp luật (INL) của Bộ Ngoại giao chống tội phạm bằng cách giúp các chính phủ nước ngoài xây dựng các cơ quan thực thi pháp luật hiệu quả nhằm chống lại tội phạm xuyên quốc gia— trên mọi mặt từ rửa tiền, tội phạm mạng và trộm cắp tài sản trí tuệ đến buôn lậu hàng hóa, buôn người, vũ khí, ma túy, hoặc động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng. INL chống tham nhũng bằng cách giúp các chính phủ và xã hội dân sự xây dựng các thể chế công minh bạch và có trách nhiệm.