Các thông số về mức độ nghiêm trọng là gì và tại sao chúng lại quan trọng? Cho đến nay, hầu hết các báo cáo của IM không cung cấp bất kỳ thông tin nào về tầm quan trọng tương đối của một hoạt động giám sát trong bối cảnh các vi phạm diễn ra phổ biến hoặc trong mối liên hệ với khuôn khổ pháp lý. Điều này đặc biệt đúng trong báo của các IM được ủy quyền, vì họ thường tránh suy diễn các phát hiện để đảm bảo tính khách quan của báo cáo. Tuy nhiên, điều này sẽ ngăn cản lượng lớn độc giả không có chuyên môn về lâm luật hiểu và sử dụng những kết quả này. Ngoài ra, nhiều báo cáo được viết bằng ngôn ngữ kỹ thuật khiến phần lớn người đọc khó nắm bắt được tầm quan trọng tương đối của một hoạt động giám sát nhất định. Ví dụ, báo cáo có thể đề cập về một công ty nào đó khai thác mà không có giấy phép, nhưng có sự khác biệt rất lớn giữa trường hợp công ty đã tiến hành khai thác gỗ không hề xin cấp phép với tình huống công ty đó tiến hành khai thác gỗ hai tuần trước khi giấy phép chính thức được cấp. Để giúp người sử dụng Cổng thông tin mở OTP hiểu được tầm quan trọng tương đối của một hoạt động giám sát về vấn đề khai thác gỗ trái phép hoặc quản trị rừng, Viện Tài nguyên thế giới (WRI) và các đối tác đã phát triển một loạt các thông số về mức độ nghiêm trọng cho từng hạng mục giám sát kết hợp với các hoạt động giám sát độc lập. Phương pháp tiếp cận theo mức độ nghiêm trọng cho phép gộp các hoạt động giám sát lại với nhau dựa trên mức độ quan trọng/tác động của các vấn đề này lên tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, người lao động và nền kinh tế. Các thông số xác định 3 mức độ nghiêm trọng bao gồm: cao, trung bình và thấp cho mỗi hạng mục giám sát phụ. Ví dụ, đối với hạng mục phụ “Khai thác không có giấy phép” các thông số về mức độ nghiêm trọng được xác định như sau: Mức độ nghiêm trọng của một hoạt động giám sát mang ý nghĩa gì? Mức độ nghiêm trọng của một hoạt động giám sát về vấn đề khai thác gỗ trái phép hoặc quản trị chỉ mức độ quan trọng tương đối khi so sánh với các hoạt động giám sát khác trong cùng một vi phạm. Ví dụ, khai thác trái phép 500 cây được xác định là gây thiệt hại lớn hơn chặt 10 cây. Các thông số về mức độ nghiêm trọng được đề cập trong Cổng thông tin mở OTP không so sánh mức độ nghiêm trọng của các hoạt động bất hợp pháp giữa các hạng mục khác nhau hoặc giữa các hạng mục phụ. Nói cách khác, các loại vi phạm có trọng số bằng nhau. Các thông số về mức độ nghiêm trọng được xác định như thế nào? Các thông số được xác định qua 4 bước cơ bản. Các thông số về mức độ nghiêm trọng không cố định và sẽ được cập nhật định kỳ dựa trên phản hồi từ người sử dụng Cổng thông tin mở OTP, bao gồm các công ty lâm nghiệp và chính phủ, từ tham vấn thêm với các IM, bài học kinh nghiệm từ việc triển khai và mở rộng sang các vùng địa lý khác của Cổng thông tin OTP, và các bước tiến về chính sách ở các nước sản xuất và nước có nhu cầu. Các thông số về mức độ nghiêm trọng có những hạn chế gì? Việc xác định các thông số về mức độ nghiêm trọng không phải là một đặc điểm khoa học chính xác và quá trình này không cố gắng xác định chính xác hoàn toàn mức độ nghiêm trọng của một hoạt động giám sát nhất định. Hệ thống này được thiết kế để giúp người dùng OTP tự diễn giải thông tin và khuyến khích họ tự đánh giá mức độ nghiêm trọng của một hoạt động giám sát dựa trên các tiêu chí họ tự đặt ra. Cần nhấn mạnh rằng việc sử dụng các ngưỡng để xác định mức độ nghiêm có thể dẫn tới tình trạng đánh giá quá thấp hoặc quá cao về mức độ nghiêm trọng. Ví dụ, ngưỡng chặt hạ 500 cây được coi là nghiêm trọng. Dựa trên tiêu chí đó, một hoạt động giám sát báo cáo về việc chặt hạ 499 cây sẽ được xếp vào loại trung bình. Do đó, người dùng OTP được khuyến khích không chỉ dựa trên kết quả phân loại thông số mức độ nghiêm trọng mà còn xem xét các chi tiết trước khi đi đến kết luận về tầm quan trọng của một giám sát nhất định. Phạm vi địa lý của các thông số về mức độ nghiêm trọng là gì? Cổng thông tin mở OTP trong giai đoạn đầu được phát triển tập trung vào Lưu vực sông Công-gô. Do đó, các thông số về mức độ nghiêm trọng chủ yếu dựa trên tham vấn với các IM tại khu vực này và dựa trên phần đánh giá về các báo cáo của họ. Mục tiêu hiện tại là phát triển các thông số về mức độ nghiêm trọng có thể được áp dụng trên toàn cầu, vì một hệ thống như vậy sẽ giúp người dùng so sánh thông tin từ các quốc gia sản xuất khác nhau. Khi mở rộng OTP về mặt địa lý, các thông số về mức độ nghiêm trọng ở cấp khu vực hoặc quốc gia sẽ được phát triển tương ứng.
Cổng thông tin mở về gỗ (OTP) tổng hợp thông tin về các nhà sản xuất gỗ từ ba nguồn khác nhau. Thông tin về đăng ký của các nhà sản xuất gỗ, ranh giới được cấp phép và hợp đồng khai thác được lấy trực tiếp từ cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý rừng. Các nhà sản xuất tự nguyện cung cấp thông tin theo một danh mục chuẩn về tài liệu chứng minh tuân thủ và các số liệu liên quan. Các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức đủ điều kiện khác bổ sung và xác minh thông tin do các nhà sản xuất cung cấp.
Được phát triển đầu tiên ở Cộng hòa Công-gô và Cộng hòa Dân chủ Công-gô, Cổng thông tin mở về gỗ OTP sau đó sẽ được mở rộng sang các quốc gia xuất khẩu gỗ lớn khác khi nguồn lực và cơ hội cho phép. Chúng tôi đang lên kế hoạch mở rộng mô hình này sang Gabon, Ca-mơ-run, và tiếp theo là Cộng hòa Trung Phi.
Công cụ thông tin rủi ro, do WRI chủ trì, cung cấp tổng quan về các luật và quy định liên quan cũng như thông tin về các loài được buôn bán phổ biến nhất, để giúp người dùng nêu các câu hỏi về nguồn gốc lâm sản của họ và những vấn đề mà người mua có thể gặp phải. Người dùng có thể tìm thấy thông tin theo quốc gia cụ thể về các luật liên quan và các đầu mối liên lạc địa phương nơi có thể giúp trả lời nhiều câu hỏi hơn.
OpenLandContracts.org là kho lưu trữ trực tuyến các hợp đồng công khai cho các dự án quy mô lớn về nông nghiệp, lâm nghiệp và các dự án đầu tư về đất đai khác. Kho lưu trữ này bao gồm các phiên bản PDF và văn bản về các hợp đồng và tài liệu liên quan; các bản tóm tắt bằng ngôn ngữ đơn giản (“chú thích”) về các điều khoản xã hội, môi trường, nhân quyền, tài chính và hoạt động của từng hợp đồng; các công cụ tìm kiếm và so sánh hợp đồng; cũng như các hướng dẫn về hợp đồng đầu tư và minh bạch hợp đồng.
Buôn bán gỗ có trách nhiệm (Responsible Timber Exchange) của BVRio là nền tảng đàm phán trực tuyến để tìm nguồn cung ứng sản phẩm gỗ hợp pháp và được chứng nhận từ khắp nơi trên thế giới. Tích hợp vào nền tảng này là hệ thống Thẩm định và Đánh giá rủi ro (Due Diligence and Risk Assessment, DDRA) để giúp người mua đánh giá chuỗi cung ứng của lô hàng gỗ hoặc xác minh giấy phép FSC và PEFC.
1. Dữ liệu này đến từ đâu? OTP tổng hợp thông tin về hoạt động lâm nghiệp từ ba nguồn: cơ quan chính phủ, công ty khai thác gỗ và tổ chức bên thứ ba. (1) Các cơ quan chính phủ ở các nước sản xuất cung cấp thông tin chi tiết về nhượng quyền lâm nghiệp, chẳng hạn như ranh giới địa lý, tên nhượng quyền lâm nghiệp, năm khai thác đầu tiên, cũng như tên của các công ty khai thác gỗ đã đăng ký hoạt động trong lĩnh vực nhượng quyền lâm nghiệp trong quốc gia của họ. Các thông tin này phần lớn được rút ra từ dữ liệu đã được tổng hợp trong các Bản đồ rừng (Forest Atlases). (2) Tất cả các công ty khai thác gỗ đã đăng ký hoạt động tại các quốc gia sản xuất đều được liệt kê trên trang web OTP. Sau đó, các công ty này có thể tự nguyện đăng ký hồ sơ của họ và tải lên các tài liệu quan trọng để chứng minh sự tuân thủ khuôn khổ pháp lý của quốc gia mà họ hoạt động. (3) Các tổ chức bên thứ ba bao gồm các cơ quan giám sát độc lập (IM), cả được ủy quyền hoặc không được ủy quyền, cũng như các nhóm xã hội dân sự khác và các tổ chức phi chính phủ ở cấp địa phương và cấp quốc tế. Các tổ chức này có thể tải lên những quan sát về sự không tuân thủ đáng ngờ, miễn là có bằng chứng hỗ trợ. Trong một số trường hợp, các quan sát được xác nhận bởi một ủy ban phê duyệt chính thức. Xem phần dưới đây về IM để tìm hiểu thêm về cách họ hoạt động (4) Dữ liệu từ Global Forest Watch về độ che phủ của rừng và mất độ che phủ của cây theo thời gian cũng như trên các khu bảo tồn. Dữ liệu này cũng bao gồm các cảnh báo hàng tuần về mất độ che phủ của cây từ cơ quan Phân tích và Khám phá Đất đai Toàn cầu (Global Land Analysis and Discover, GLAD) 2. Dữ liệu trong OTP chính xác ra sao? Đối với dữ liệu do các công ty gửi, OTP đã đưa ra quy trình xác thực hai bước, trong đó tiến hành đánh giá ban đầu các nội dung gửi để đảm bảo rằng nội dung dễ đọc, đủ chất lượng và được phân loại chính xác. Tiếp theo là đánh giá thứ cấp để xác minh nội dung và chất lượng của thông tin được cung cấp. Các tài liệu của công ty cũng được các chuyên gia bên ngoài đánh giá định kỳ. Đối với dữ liệu do các tổ chức bên thứ ba gửi, có hai cấp độ kiểm soát chất lượng. Đầu tiên, nhân viên WRI và các đối tác địa phương từ các tổ chức IM sẽ đánh giá việc hoàn thành nội dung gửi (các biểu mẫu phải bao gồm bằng chứng và các tham chiếu pháp lý chính xác). Tiếp theo là đánh giá thứ cấp, trong đó nội dung nộp được đánh giá, và các ý kiến giúp cải thiện chất lượng nội dung nộp được gửi lại cho tổ chức IM. WRI và các đối tác cố gắng cập nhật trang web nhiều nhất có thể, tuy nhiên chúng tôi không thể đảm bảo rằng dữ liệu trên trang web được cập nhật tại thời điểm truy cập. WRI không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sự không chính xác nào với dữ liệu có sẵn trên Open Timber Portal. Để tìm hiểu thêm, vui lòng xem Điều khoản Dịch vụ của chúng tôi. 3. Xếp hạng minh bạch được tính như thế nào? Để giúp cho dữ liệu trên OTP dễ dàng truy cập và dễ hiểu đối với người dùng, các công ty được xếp hạng dựa trên mức độ công bố tự nguyện của họ. Đối với mỗi nhà sản xuất, điểm minh bạch được tính dựa trên phần trăm tài liệu chia sẻ trên OTP trong tổng số tài liệu yêu cầu. 4. “IM” hay cơ quan giám sát độc lập là ai và nhiệm vụ của họ là gì? Cơ quan giám sát độc lập (independent monitor, IM) là một tổ chức phi chính phủ phân tích và báo cáo về quản trị và quản lý rừng cũng như việc khai thác và vận chuyển gỗ. Quy trình FLEGT VPA tạo ra vai trò rõ ràng cho các IM trong giám sát việc thực hiện các hiệp định và xác minh sự tuân thủ ở quốc gia sản xuất. Thông thường, khi được ủy quyền, IM làm việc theo thỏa thuận với chính phủ nước sở tại. Các phát hiện của IM ở nhiều quốc gia được xác nhận bởi một ủy ban phê duyệt bao gồm các nhà tài trợ và các bên liên quan khác, thường do cơ quan quản lý rừng quốc gia chủ trì. Trong OTP, các IM được ủy quyền có thể nhập những trường hợp mà các công ty và/hoặc cơ quan chính phủ bị nghi ngờ là không tuân thủ. Những quan sát này sẽ cần được xác nhận bởi ủy ban phê duyệt trước khi có thể được công bố trên trang web OTP. Các IM không được ủy quyền có thể là các tổ chức phi chính phủ và tổ chức xã hội dân sự đang hoạt động về quyền bảo vệ rừng và quyền cộng đồng nhưng không có thỏa thuận chính thức với chính phủ của quốc gia để tiến hành các sứ mệnh giám sát việc thực hiện các VPA của FLEGT. Những quan sát từ các IM không được ủy quyền có thể được các tổ chức này tải trực tiếp lên trang web OTP. Sau đó, những quan sát này sẽ được nhân viên WRI và các đối tác địa phương xem xét để xác nhận. 5. Mức độ nghiêm trọng của các quan sát/vi phạm được tính như thế nào? Để hỗ trợ người dùng OTP hiểu được tầm quan trọng hoặc mức độ nghiêm trọng tương đối của một quan sát về tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp hoặc vấn đề quản lý rừng, WRI và các đối tác đã phát triển các thông số về mức độ nghiêm trọng cho từng phân mục quan sát với sự phối hợp của các IM. Hãy xem phần Đánh giá mức độ nghiêm trọng của các quan sát, phần này sẽ đưa ra giải thích sâu về cách xác định các thông số mức độ nghiêm trọng đã được xác định. 6. Dữ liệu được cập nhật thường xuyên như thế nào? Các công ty và tổ chức bên thứ ba thường xuyên tải thông tin mới lên OTP. 7. Cảnh báo GLAD là gì? Trong khi dữ liệu từ Global Forest Watch hiển thị tình trạng mất độ che phủ của cây qua thời gian, các cảnh báo GLAD cung cấp thông tin về tình trạng chặt phá cây đang xảy ra. Các cảnh báo được cập nhật hàng tuần và cho phép cung cấp dữ liệu cận thời gian thực về tình trạng mất độ che phủ của cây. Để biết thêm thông tin về các cảnh báo GLAD, hãy truy cập https://glad.geog.umd.edu/. 8. Sự khác nhau giữa OTP và các công cụ khác hỗ trợ thẩm định (SPOTT, Timber Trade Portal, NEPCON Sourcing Hub và BVRio) là gì? Cùng với các tổ chức đã tạo ra những công cụ này, chúng tôi đã phát triển tờ rơi chung cung cấp mô tả ngắn gọn về từng công cụ này và trọng tâm địa lý của chúng. Quý vị cũng có thể truy cập trực tiếp vào những công cụ này từ phần Công cụ và Tài nguyên của chúng tôi. 9. OTP sẽ mở rộng sang các quốc gia khác? OTP cuối cùng sẽ có thể thích nghi và được triển khai ở bất kỳ quốc gia nào quản lý các khu rừng tự nhiên thông qua nhượng quyền quản lý rừng dài hạn. OTP đã được ra mắt tại Cộng hòa Congo và Cộng hòa Dân chủ Congo, đồng thời mở rộng sang Gabon, Cameroon và CAR. Nó sẽ mở rộng sang các nước xuất khẩu gỗ lớn khác khi nguồn lực và cơ hội cho phép. Tuy nhiên, việc quan sát những vi phạm đáng ngờ do các tổ chức bên thứ ba đệ trình không giới hạn ở bất kỳ quốc gia cụ thể nào và người dùng sẽ có thể truy cập dữ liệu từ khắp nơi trên thế giới. 10. Tôi có thể tải xuống dữ liệu từ trang web OTP không? OTP không cho phép người dùng tải xuống hồ sơ công ty hoặc những quan sát từ các tổ chức bên thứ ba, tuy nhiên, tất cả các tài liệu được xuất bản trên trang web đều có thể được truy cập và tải xuống riêng lẻ.
1. Tôi có thể liên hệ với ai để biết thêm thông tin hoặc nếu có thắc mắc khác về trang web? Nếu quý vị có bất kỳ thắc mắc nào về thông tin trong Open Timber Portal, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ opentimberportal@wri.org 2. Tôi có thể tìm hiểu thêm về cách sử dụng OTP ở đâu? Chúng tôi đã tạo một video giới thiệu hướng dẫn quý vị về toàn bộ trang web OTP và giải thích tất cả các chức năng khác nhau. Quý vị có thể xem ở đây: - Chuyển đến 2:52 để xem phần giới thiệu về các trang xếp hạng minh bạch - Chuyển đến 5:22 để tìm hiểu thêm về cách hoạt động của hồ sơ nhà sản xuất - Chuyển đến 12:11 để xem qua những quan sát do các tổ chức bên thứ ba tải lên 3. Tôi có cần tài khoản để sử dụng OTP không? OTP hoàn toàn miễn phí và người dùng không cần tạo tài khoản để truy cập nội dung. Chỉ các nhà sản xuất và tổ chức bên thứ ba muốn đóng góp dữ liệu mới cần tạo tài khoản. 4. Tôi có thể đăng ký làm nhà sản xuất trên trang web OTP và truy cập tài khoản của tôi như thế nào? Nếu quý vị là nhà sản xuất hoạt động tại một quốc gia có trong OTP và công ty của quý vị hiện không được liệt kê trên trang web, quý vị sẽ cần đăng ký làm nhà sản xuất trên trang web. Vào trang Nhà sản xuất mới của chúng tôi và làm theo hướng dẫn để đăng ký làm nhà sản xuất. Khi công ty được liệt kê trên trang web OTP, quý vị sẽ có thể tạo tài khoản bằng cách vào trang Đăng ký. Để biết thêm thông tin chi tiết về cách thiết lập tài khoản, tải lên các tài liệu và mọi câu hỏi liên quan, vui lòng xem bảng thông tin Hướng dẫn của chúng tôi dành cho nhà sản xuất. 5. Tôi là một nhà sản xuất. Làm thế nào để tôi biết tài liệu nào cần phải tải lên? Đối với mỗi quốc gia nơi nhà sản xuất hoạt động, quý vị sẽ thấy danh mục các tài liệu dành riêng cho quốc gia có thể được tải lên trang web OTP. Ngoài ra, các nhà sản xuất sẽ cần nêu rõ ngày bắt đầu và ngày hết hạn dự kiến của tài liệu. 6. Tôi là tổ chức bên thứ ba muốn tải thông tin lên trang web OTP. Tôi có thể làm như thế nào? Bất kỳ tổ chức bên thứ ba nào muốn đóng góp vào OTP sẽ cần phải gửi yêu cầu đăng ký thông qua nền tảng. Vào trang Đăng nhập của chúng tôi, chọn 'Đăng ký' và hoàn thành biểu mẫu. Khi yêu cầu đã được nhóm OTP chấp thuận, quý vị sẽ có thể đăng nhập vào trên cùng một trang web bằng tên người dùng và mật khẩu mà quý vị đã chọn trong biểu mẫu đăng ký. Để biết thêm thông tin chi tiết về cách thiết lập tài khoản, tạo các quan sát và mọi câu hỏi liên quan, vui lòng xem bảng thông tin Hướng dẫn của chúng tôi dành cho cơ quan giám sát độc lập. 7. Tôi là nhà sản xuất và tôi gặp lỗi với nội dung liệt kê trên hồ sơ của mình. Tất cả nội dung liệt kê trên hồ sơ công ty của quý vị sẽ được nhân viên OTP xác minh, tuy nhiên, nếu quý vị có bất kỳ vấn đề nào khác với nội dung xuất hiện trên hồ sơ công ty của quý vị, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ opentimberportal@wri.org.
Video giới thiệu này sẽ hướng dẫn người dùng về toàn bộ Open Timber Portal và giải thích cách sử dụng tất cả các chức năng của nền tảng.